Bước chân đầu tiên vào căn hộ phong cách industrial là như mở cánh cửa của một thế giới đầy nghệ thuật và tinh tế. Đây không chỉ là một không gian sống, mà còn là một tuyệt tác kiến trúc đầy tính sáng tạo. Nơi sức mạnh của thép, sắt và bê tông kết hợp với vẻ đẹp ấn tượng của thiết kế công nghiệp. Căn hộ phong cách industrial không chỉ thu hút bởi vẻ lạ lẫm của mình mà còn là khả năng kết hợp hài hòa giữa vẻ lạnh lùng của công nghiệp và sự ấm áp của không gian cá nhân. Hãy cùng bắt đầu hành trình khám phá phong cách đầy ấn tượng này cùng AIC JSC. Nơi kiến trúc và sự sáng tạo hòa quyện, tạo nên một không gian sống khác biệt và đẳng cấp.
Phong cách industrial là gì?
Phong cách industrial còn có tên gọi khác là phong cách công nghiệp. Đây là phong cách thiết kế nội thất không yêu cầu cao về họa tiết nhỏ, tỉ mỉ. Thay vào đó, thiết kế mang lại không gian vô cùng phóng khoáng mà đậm chất mộc mạc. Đôi khi chúng khoác lên mình vẻ ngoài bụi bặm, thô ráp. Hầu hết các phong cách thiết kế khác đều cố gắng giấu đi các đường điện, hệ thống ống dẫn… Chỉ riêng phong cách công nghiệp là phô bày toàn bộ những điều đó. Biến chúng trở thành điểm đặc biệt của phong cách thiết kế này.
Việc mang trên mình chiếc áo chưa hoàn thiện, còn vẻ thô sơ đã mang đến bầu không khí bình dị. Đồng thời tạo cho người sinh sống trong không gian đó có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Không gian gọn gàng, thông thoáng giúp cho phong cách công nghiệp có nhiều điểm cộng. Mọi người ngày càng chào đón phong cách này hơn.
Nguồn gốc xuất xứ của phong cách industrial
Phong cách công nghiệp đang rất thịnh hành hiện nay bắt nguồn từ đầu thế kỷ XX. Sau khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (khoảng những năm 1871 – 1914) kết thúc. Và để lại đằng sau là những tòa nhà, xí nghiệp lớn bỏ hoang. Xã hội sau đó vẫn tiếp tục vận động và phát triển. Người dân cần có nhà để ở, cần không gian sinh hoạt. Nên họ đã quyết định tận dụng những công trình bỏ hoang kia. Cải tạo và biến chúng thành các khu dân cư mới.
Trong quá trình sửa sang, họ đã giữ gần như hiện trạng của công trình. Đó là những mảng tường gạch thô, là các đường ống dẫn bằng thép hoặc những chi tiết bằng sắt thô… Một phần vì muốn giữ lại dấu ấn của một cuộc cách mạng công nghiệp. Một phần khác là vì bài toán kinh tế bắt buộc. Chính điều này đã là bước khởi đầu cho phong cách industrial.
Những đặc trưng riêng của phong cách industrial
Đặc trưng đầu tiên và nổi bật nhất của thiết kế căn hộ phong cách công nghiệp là cách phơi bày toàn bộ các thành phần xây dựng. Những mảng tường gạch thô không trát vữa, không sơn nước. Các dầm nhà lộ rõ thay vì cố tìm cách che dấu chúng đi. Những đường điện chạy nổi trên trần nhà chứ không âm tường. Sàn nhà bê tông nhám thay vì lót gạch men nhẵn nhụi, trơn láng. Ngoài ra, phong cách này còn có những đặc trưng khác như:
Đặc trưng trong việc sử dụng màu sắc
Bạn có để ý thấy mỗi phong cách thiết kế mang một màu sắc riêng hay không? Ví dụ như phong cách pop art nổi bật với mảng màu vô cùng nổi bật. Phong cách bohemian cũng không kém phần rực rỡ với các khối màu lặp lại. Phong cách Scandinavian thiên về những màu sáng và trơn…
Đối với căn hộ phong cách công nghiệp, mảng màu đặc trưng là những màu tối. Màu của kim loại thô, màu của đất đá tự nhiên, màu của xi măng xanh xám. Chính vì thế mà khi bước vào không gian industrial, bạn sẽ đắm chìm trong tông màu lạnh và tối. Đen, xám, nâu là đặc trưng không thể nhầm lẫn của phong cách công nghiệp. Tất nhiên khi thiết kế sẽ phải phối hợp thêm tông màu sáng khác (trắng, vàng nhạt, đỏ gạch…) để tạo hiệu ứng tương phản cho thị giác.
Cách thiết kế không gian mang phong cách industrial
Cốt lõi của căn hộ phong cách công nghiệp gói gọn trong 2 chữ “thô mộc”. Vậy nên khi thiết kế bạn chỉ cần bám sát theo điều này là sẽ có không gian như ý. Tuy nhiên đừng quá rập khuôn theo định nghĩa bạn nhé. Hãy phá cách để tạo nên sự mới mẻ cho riêng mình. Mọi thứ luôn vận động và phát triển để trở nên phù hợp nhất. Việc tạo không gian thô không đồng nghĩa với việc bạn chỉ xây gạch mộc là xong. Phải đảm bảo chúng vừa đúng nguyên tắc, vừa đẹp mắt và đúng công năng. Sự kết hợp của nội thất, đồ trang trí, các chi tiết trong công trình sẽ làm nên phong cách đúng chuẩn.
Chất liệu sử dụng để làm nên đặc trưng của phong cách công nghiệp
Một vài chất liệu đặc trưng dùng cho phong cách industrial như:
- Gạch thô ốp các mảng tường
- Sàn nhà bằng bê tông hoặc lót gỗ. Căn hộ phong cách công nghiệp sẽ không dùng gạch men để lót sàn. Đồng thời cũng không trải thảm toàn bộ căn phòng.
- Thép nguyên khối hoặc sắt hộp cho các chi tiết cầu thang, mái dầm, khung cửa sổ… Ngay cả những nội thất bàn ghế cũng được chế tác từ kim loại để đồng bộ với nhau.
- Kính được sử dụng cho các ô cửa sổ.
Cửa sổ đón sáng là một đặc trưng không thể thiếu
Đối với bất kỳ công trình kiến trúc nói chung và thiết kế theo phong cách công nghiệp nói riêng. Việc thiết kế các ô cửa sổ đón sáng là điều không thể thiếu. Cửa sổ thiết kế với đặc điểm chung là diện tích lớn, làm từ khung sắt sơn đen và lắp kính. Việc này mang 2 ý nghĩa lớn: đảm bảo theo đúng phong cách thiết kế và giúp kiến tạo không gian mở rộng rãi. Cửa sổ cũng giúp cho căn nhà đón nhận nhiều ánh sáng hơn. Vốn dĩ tông màu của phong cách này đã khá tối. Nếu điều kiện ánh sáng không đủ sẽ làm cho căn nhà trở nên u ám. Vậy nên ngoài việc lắp đặt đèn điện thì các ô cửa sổ là rất cần thiết.
Cửa sổ lớn khung sắt được lắp kính là yếu tố không thể thiếu. Chúng giúp tạo không gian mở và đem thêm ánh sáng vào nhà.
Ứng dụng phong cách công nghiệp vào thiết kế nội thất
Ngày nay, phong cách industrial không chỉ gói gọn trong thiết kế căn hộ nữa. Chúng đã được mở rộng ra nhiều công trình kiến trúc khác nhau. Từ quán cafe, nhà hàng cho đến homestay, văn phòng công ty… Bên cạnh đó, người dùng đã biết kết hợp với phong cách khác để cho ra diện mạo mới lạ. Ngày nay có rất nhiều biến tấu mới trong phong cách công nghiệp. Đó có thể là phong cách công nghiệp kết hợp với chic; industrial kết hợp lối thiết kế hiện đại… Chính nhờ vào việc này mà các phong cách luôn tồn tại và phát triển. Đáp ứng được tối đa nhu cầu của người dùng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết thêm phong cách thiết kế nội thất căn hộ. Hiểu được những đặc trưng của căn hộ phong cách industrial. Đảm bảo thẩm mỹ và nguyên tắc thiết kế căn hộ. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. AICJSC mang lại sự khác biệt đến cho khách hàng những sản phẩm thiết kế nội thất nổi tiếng về uy tín, chất lượng và tính thẩm mỹ.
𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐋𝐈𝐄̂𝐍 𝐇𝐄̣̂ :
AIC- THIẾT KẾ & THI CÔNG – TRANG TRÍ NỘI THẤT
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 090 633 02 88
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://apartment.aicjsc.com/du-an-apartment
𝐗𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐬𝐚̉𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭: 151/12 Thạnh Xuân 21, KP. 6, P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM
Bước chân đầu tiên vào căn hộ phong cách industrial là như mở cánh cửa của một thế giới đầy nghệ thuật và tinh tế. Đây không chỉ là một không gian sống, mà còn là một tuyệt tác kiến trúc đầy tính sáng tạo. Nơi sức mạnh của thép, sắt và bê tông kết hợp với vẻ đẹp ấn tượng của thiết kế công nghiệp. Căn hộ phong cách industrial không chỉ thu hút bởi vẻ lạ lẫm của mình mà còn là khả năng kết hợp hài hòa giữa vẻ lạnh lùng của công nghiệp và sự ấm áp của không gian cá nhân. Hãy cùng bắt đầu hành trình khám phá phong cách đầy ấn tượng này cùng AIC JSC. Nơi kiến trúc và sự sáng tạo hòa quyện, tạo nên một không gian sống khác biệt và đẳng cấp.
Phong cách industrial là gì?
Phong cách industrial còn có tên gọi khác là phong cách công nghiệp. Đây là phong cách thiết kế nội thất không yêu cầu cao về họa tiết nhỏ, tỉ mỉ. Thay vào đó, thiết kế mang lại không gian vô cùng phóng khoáng mà đậm chất mộc mạc. Đôi khi chúng khoác lên mình vẻ ngoài bụi bặm, thô ráp. Hầu hết các phong cách thiết kế khác đều cố gắng giấu đi các đường điện, hệ thống ống dẫn… Chỉ riêng phong cách công nghiệp là phô bày toàn bộ những điều đó. Biến chúng trở thành điểm đặc biệt của phong cách thiết kế này.
Việc mang trên mình chiếc áo chưa hoàn thiện, còn vẻ thô sơ đã mang đến bầu không khí bình dị. Đồng thời tạo cho người sinh sống trong không gian đó có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Không gian gọn gàng, thông thoáng giúp cho phong cách công nghiệp có nhiều điểm cộng. Mọi người ngày càng chào đón phong cách này hơn.
Nguồn gốc xuất xứ của phong cách industrial
Phong cách công nghiệp đang rất thịnh hành hiện nay bắt nguồn từ đầu thế kỷ XX. Sau khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (khoảng những năm 1871 – 1914) kết thúc. Và để lại đằng sau là những tòa nhà, xí nghiệp lớn bỏ hoang. Xã hội sau đó vẫn tiếp tục vận động và phát triển. Người dân cần có nhà để ở, cần không gian sinh hoạt. Nên họ đã quyết định tận dụng những công trình bỏ hoang kia. Cải tạo và biến chúng thành các khu dân cư mới.
Trong quá trình sửa sang, họ đã giữ gần như hiện trạng của công trình. Đó là những mảng tường gạch thô, là các đường ống dẫn bằng thép hoặc những chi tiết bằng sắt thô… Một phần vì muốn giữ lại dấu ấn của một cuộc cách mạng công nghiệp. Một phần khác là vì bài toán kinh tế bắt buộc. Chính điều này đã là bước khởi đầu cho phong cách industrial.
Những đặc trưng riêng của phong cách industrial
Đặc trưng đầu tiên và nổi bật nhất của thiết kế căn hộ phong cách công nghiệp là cách phơi bày toàn bộ các thành phần xây dựng. Những mảng tường gạch thô không trát vữa, không sơn nước. Các dầm nhà lộ rõ thay vì cố tìm cách che dấu chúng đi. Những đường điện chạy nổi trên trần nhà chứ không âm tường. Sàn nhà bê tông nhám thay vì lót gạch men nhẵn nhụi, trơn láng. Ngoài ra, phong cách này còn có những đặc trưng khác như:
Đặc trưng trong việc sử dụng màu sắc
Bạn có để ý thấy mỗi phong cách thiết kế mang một màu sắc riêng hay không? Ví dụ như phong cách pop art nổi bật với mảng màu vô cùng nổi bật. Phong cách bohemian cũng không kém phần rực rỡ với các khối màu lặp lại. Phong cách Scandinavian thiên về những màu sáng và trơn…
Đối với căn hộ phong cách công nghiệp, mảng màu đặc trưng là những màu tối. Màu của kim loại thô, màu của đất đá tự nhiên, màu của xi măng xanh xám. Chính vì thế mà khi bước vào không gian industrial, bạn sẽ đắm chìm trong tông màu lạnh và tối. Đen, xám, nâu là đặc trưng không thể nhầm lẫn của phong cách công nghiệp. Tất nhiên khi thiết kế sẽ phải phối hợp thêm tông màu sáng khác (trắng, vàng nhạt, đỏ gạch…) để tạo hiệu ứng tương phản cho thị giác.
Cách thiết kế không gian mang phong cách industrial
Cốt lõi của căn hộ phong cách công nghiệp gói gọn trong 2 chữ “thô mộc”. Vậy nên khi thiết kế bạn chỉ cần bám sát theo điều này là sẽ có không gian như ý. Tuy nhiên đừng quá rập khuôn theo định nghĩa bạn nhé. Hãy phá cách để tạo nên sự mới mẻ cho riêng mình. Mọi thứ luôn vận động và phát triển để trở nên phù hợp nhất. Việc tạo không gian thô không đồng nghĩa với việc bạn chỉ xây gạch mộc là xong. Phải đảm bảo chúng vừa đúng nguyên tắc, vừa đẹp mắt và đúng công năng. Sự kết hợp của nội thất, đồ trang trí, các chi tiết trong công trình sẽ làm nên phong cách đúng chuẩn.
Chất liệu sử dụng để làm nên đặc trưng của phong cách công nghiệp
Một vài chất liệu đặc trưng dùng cho phong cách industrial như:
- Gạch thô ốp các mảng tường
- Sàn nhà bằng bê tông hoặc lót gỗ. Căn hộ phong cách công nghiệp sẽ không dùng gạch men để lót sàn. Đồng thời cũng không trải thảm toàn bộ căn phòng.
- Thép nguyên khối hoặc sắt hộp cho các chi tiết cầu thang, mái dầm, khung cửa sổ… Ngay cả những nội thất bàn ghế cũng được chế tác từ kim loại để đồng bộ với nhau.
- Kính được sử dụng cho các ô cửa sổ.
Cửa sổ đón sáng là một đặc trưng không thể thiếu
Đối với bất kỳ công trình kiến trúc nói chung và thiết kế theo phong cách công nghiệp nói riêng. Việc thiết kế các ô cửa sổ đón sáng là điều không thể thiếu. Cửa sổ thiết kế với đặc điểm chung là diện tích lớn, làm từ khung sắt sơn đen và lắp kính. Việc này mang 2 ý nghĩa lớn: đảm bảo theo đúng phong cách thiết kế và giúp kiến tạo không gian mở rộng rãi. Cửa sổ cũng giúp cho căn nhà đón nhận nhiều ánh sáng hơn. Vốn dĩ tông màu của phong cách này đã khá tối. Nếu điều kiện ánh sáng không đủ sẽ làm cho căn nhà trở nên u ám. Vậy nên ngoài việc lắp đặt đèn điện thì các ô cửa sổ là rất cần thiết.
Cửa sổ lớn khung sắt được lắp kính là yếu tố không thể thiếu. Chúng giúp tạo không gian mở và đem thêm ánh sáng vào nhà.
Ứng dụng phong cách công nghiệp vào thiết kế nội thất
Ngày nay, phong cách industrial không chỉ gói gọn trong thiết kế căn hộ nữa. Chúng đã được mở rộng ra nhiều công trình kiến trúc khác nhau. Từ quán cafe, nhà hàng cho đến homestay, văn phòng công ty… Bên cạnh đó, người dùng đã biết kết hợp với phong cách khác để cho ra diện mạo mới lạ. Ngày nay có rất nhiều biến tấu mới trong phong cách công nghiệp. Đó có thể là phong cách công nghiệp kết hợp với chic; industrial kết hợp lối thiết kế hiện đại… Chính nhờ vào việc này mà các phong cách luôn tồn tại và phát triển. Đáp ứng được tối đa nhu cầu của người dùng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết thêm phong cách thiết kế nội thất căn hộ. Hiểu được những đặc trưng của căn hộ phong cách industrial. Đảm bảo thẩm mỹ và nguyên tắc thiết kế căn hộ. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. AICJSC mang lại sự khác biệt đến cho khách hàng những sản phẩm thiết kế nội thất nổi tiếng về uy tín, chất lượng và tính thẩm mỹ.
𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐋𝐈𝐄̂𝐍 𝐇𝐄̣̂ :
AIC- THIẾT KẾ & THI CÔNG – TRANG TRÍ NỘI THẤT
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 090 633 02 88
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://apartment.aicjsc.com/du-an-apartment
𝐗𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐬𝐚̉𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭: 151/12 Thạnh Xuân 21, KP. 6, P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM